Nguyên nhân gây nám da dưới góc nhìn khoa học
Nguyên nhân gây nám da dưới góc nhìn khoa học

Nám là tình trạng trên da xuất hiện những đốm màu nâu hoặc nâu xám, tập trung chủ yếu ở trên mặt, nhất là hai bên gò má. Ngoài ra, nám cũng có thể xuất hiện ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như cổ hay cánh tay. Vậy nguyên nhân gây nám da là gì?

1. Nguyên nhân gây nám da

Theo BS. Đỗ Thị Thu Hiền (chuyên khoa Da Liễu), nguyên nhân hình thành nám da xuất phát từ sự rối loạn sắc tố thứ phát. Điều này có thể đến từ nguyên nhân nội sinh, ngoại sinh hoặc đôi khi là sự kết hợp của cả hai.

1.1. Nguyên nhân nội sinh

Quá trình lão hóa

Bước sang tuổi 25, cơ thể chúng ta bắt đầu lão hóa. Estrogen suy giảm làm tăng hormone MSH, kích thích sản sinh melanin. Đồng thời, các mô liên kết dưới da bị đứt gãy, chức năng bảo vệ, nâng đỡ làn da bị suy yếu khiến da không còn được căng mịn mà trở nên gồ ghề, dẫn tới sự phân bố không đồng đều của sắc tố melanin ở lớp biểu bì da. Bên cạnh đó, lượng collagen thiếu hụt khiến quá trình tái tạo tế bào mới diễn ra chậm hơn, dẫn tới hiện tượng nám, sạm da.

Nám da gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ của chị em

Da khô, thiếu nước

Những người có làn da khô thường có nguy cơ bị nám cao hơn bình thường, bởi da không có đủ lượng nước để hòa tan sắc tố melanin. Lâu dần, lượng sắc tố này tích tụ lại với nhau tạo thành từng đám và gây ra tình trạng nám da.

Gốc tự do hoạt động

Khi con người càng nhiều tuổi, các gốc tự do hoạt động càng mạnh. Chúng tấn công vào cấu trúc da khiến làn da suy yếu, mô liên kết đứt gãy, từ đó dẫn tới sự phân bố không đều của melanin và hình thành nên nám.

Sự rối loạn nội tiết tố

Đây là nguyên nhân chính gây ra nám ở phụ nữ, xảy ra nhiều nhất ở phụ nữ có thai hoặc sau sinh, bởi đây là giai đoạn cơ thể có những sự thay đổi đáng kể về nội tiết. Bên cạnh đó, bệnh nhân mắc các bệnh lý nội tiết tại tuyến giáp, buồng trứng và những người sử dụng thuốc tránh thai hoặc nội tiết thay thế cũng có nguy cơ cao mắc phải các bệnh lý liên quan tới sắc tố da, đặc biệt là nám.

1.2. Nguyên nhân ngoại sinh

Ánh nắng mặt trời 

Melanin như một con dao hai lưỡi, chúng được sản sinh với mục đích bảo vệ cấu trúc da trước tác hại của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, việc thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt khiến cho lượng melanin tăng cao đột biến, dẫn đến sự rối loạn sắc tố da gây nên nám. Tia cực tím cũng kích thích sự phát triển của các gốc tự do và gây ung thư da.

Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây nám da

Thường xuyên làm việc với máy tính

Tia bức xạ từ màn hình máy tính có thể tác động trực tiếp lên da, phá vỡ cấu trúc collagen khiến da mặt bị tổn thương, lão hóa nhanh. Ngoài ra, nó còn làm cho da mất đi khả năng tự bảo vệ khi bị ánh nắng mặt trời chiếu vào, khiến làn da ngày càng sạm đen, nám xuất hiện nhiều hơn.

Lạm dụng mỹ phẩm

Thực chất, các sản phẩm được quảng cáo làm trắng da siêu tốc tràn lan trên thị trường hiện nay đều có chứa corticoid và một hàm lượng thủy ngân nhỏ. Những sản phẩm kém chất lượng này bào mòn và làm cho da yếu đi, không đủ sức chống chọi lại tác động từ môi trường, có thể gây nám và teo da trầm trọng.

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi không hợp lý

Việc sử dụng các thực phẩm độc hại như rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khiến nội tiết tố trong cơ thể thay đổi. Ngoài ra, tình trạng mất ngủ, căng thẳng mệt mỏi và stress kéo dài cũng làm rối loạn trao đổi chất, thúc đẩy hình thành nám da. 

2. Phương pháp trị nám hiệu quả từ căn nguyên

Hiện nay nếu chúng ta lên mạng tìm kiếm thì sẽ thấy có rất nhiều phương pháp trị nám như: mỹ phẩm, đắp lá thuốc hay chất lột tẩy. Đặc điểm chung của các phương pháp này là được quảng cáo với lời cam kết “sạch nám chỉ trong một thời gian ngắn". Thậm chí chúng còn được “thần thánh hoá" bằng những feedback về vị khách hàng nào đó bị nám mấy năm rồi nhưng dùng sản phẩm vài hôm liền khỏi.

Nhưng chân nám đâu nằm trên bề mặt da? Chúng nằm ở lớp đáy của biểu bì hoặc nằm sâu dưới trung bì. Các chất tẩy chỉ bào mòn được lớp trên cùng của da, khiến các mảng tối trên bề mặt da bong đi tạm thời, còn chân nám nằm sâu dưới da thì lại hoàn toàn không có tác dụng, melanin vẫn sẽ được sản sinh ra để đưa lên trên. Đó là lý do sau khi ngừng sử dụng, nám sẽ quay trở lại mạnh mẽ với mảng lan rộng hơn, đậm màu hơn và da càng ngày càng xuống cấp trầm trọng. 

Trị nám an toàn bằng laser tại Thẩm mỹ viện SKS

Với sự phát triển của khoa học, hiện nay laser đã được đưa vào ngành thẩm mỹ với nhiều ứng dụng khác nhau. Hoạt động dựa trên cơ chế tạo ra một dòng ánh sáng tập trung với khả năng xâm nhập sâu, laser giúp loại bỏ sắc tố melanin gây nám, tàn nhang và làm sáng da, phá vỡ cấu trúc sắc tố da sậm màu mà không ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh, loại sạch nám, mang lại làn da trắng sáng, đều màu.

3. Câu hỏi thường gặp về trị nám

Tại sao tôi trị nám tại nhà vừa tẩy vừa dưỡng mà vẫn không hết?

Nguyên nhân nám nằm sâu dưới các lớp biểu bì da, việc lột tẩy và dưỡng da chỉ có tác dụng làm sáng bề mặt chứ không can thiệp được vào gốc melanin gây nám. Bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn về trình trạng da của mình và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Laser có thể xoá hết nám được không?

Tuỳ vào tình trạng nám và cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sẽ khác nhau. Nếu bạn tuân thủ đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra thì kết quả có thể đạt từ 80-95%, nám nhẹ hoặc tàn nhang có thể sạch hoàn toàn.

Dùng laser trị nám có đau, sưng, hay chảy máu không? 

Laser trị nám không xâm lấn, tổn thương da, bạn có thể đi làm sinh hoạt bình thường. Nhưng trong thời gian trị nám tàn nhang, cần che chắn để tránh tổn thương da bởi môi trường và ánh nắng.

Trị nám tàn nhang bao nhiêu lần thì hết?

Tuỳ vào tình trạng nám và cơ địa mà mỗi người sẽ có thời gian điều trị khác nhau. Bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và nhận liệu trình phù hợp.

Sau khi ngừng dùng laser nám có quay lại không?

Sau khi điều trị bạn sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách chăm sóc da tại nhà để duy trì hiệu quả và ngăn nám quay lại.