NHỮNG TAI BIẾN CÓ THỂ GẶP SAU LĂN KIM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
07/04/2023
Lăn kim là việc sử dụng các đầu kim nhỏ gây ra các vi tổn thương trên bề mặt da. Từ đó tạo ra các đường dẫn để hấp thu các sản phẩm xuống dưới da. Ngoài ra, dưới tác động của các đầu kim sẽ gây các vị tổn thương. Từ đó kích thích tăng sinh các collagen ngay vùng da được điều trị.
Mặc dù phương pháp lăn kim này có rất nhiều hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên, nó là một phương pháp có xâm lấn. Vì vậy các biến chứng xảy ra là không thể tránh khỏi. Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những tai biến có thể xảy ra sau khi lăn kim và từng bước khắc phục.

1. Tai biến nhiễm khuẩn sau lăn kim
Đây là một trong những tai biến hay gặp nhất sau khi lăn kim. Dưới tác động của các đầu kim sẽ tạo ra các lỗ xâm lấn vào da. Nếu chúng ta không đảm bảo vô khuẩn thì vi khuẩn sẽ theo đường của tổn thương xâm nhập vào. Từ đấy gây ra các nhiễm khuẩn trên bề mặt.
Có ba nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn này. Có thể nhiễm khuẩn do các dụng cụ không đảm bảo vô khuẩn. Nhiễm khuẩn do thao tác làm không đảm bảo vô khuẩn. Hay nhiễm khuẩn do quá trình chăm sóc tại nhà của khách hàng.

Vì vậy để đảm bảo hạn chế nhiễm khuẩn sau lăn kim chúng ta cần phải thực hiện một số bước như sau. Thứ nhất, tất cả các dụng cụ, thao tác kỹ thuật phải đảm bảo vô khuẩn, để đảm bảo điều này chúng ta cần phải học qua một khoá học chống nhiễm khuẩn trong y khoa.
Ngoài ra, nguy cơ khách bị nhiễm khuẩn do không biết cách chăm sóc cũng rất dễ xảy ra. Để hạn chế tình trạng này, thường sau khi điều trị chúng ta chỉ được phép rửa mặt bằng nước muối sinh lý sau đó. Có thể sử dụng mỡ kháng sinh bôi vào vùng điều trị. Các sản phẩm kem chống nắng, chăm sóc da chỉ được bôi khi nguy cơ nhiễm khuẩn không còn.
2. Tai biến nổi mụn sau lăn kim
Đây cũng chính là một trong những tai biến nhiễm khuẩn nhưng vi khuẩn gây ra là P.Acne. Tai biến này xảy ra do thực hiện lăn kim trên nền da đang có mụn. Kết hợp với các sản phẩm bôi vào là các chất dinh dưỡng, làm cho các vi khuẩn lại càng phát triển hơn.

Để hạn chế những tai biến này, đối với những da đang có mụn thì chúng ta không được phép lăn. Hoặc một số trường hợp mà chỉ có một vài nốt mụn, chúng ta có thể lăn nhưng tránh nốt mụn ra. Và phải có thuốc kháng sinh bôi vào nốt mụn để dự phòng trước khi lăn.
3. Tai biến tăng sắc tố sau khi điều trị lăn kim
Đây cũng là một trong những tai biến rất hay gặp khi lăn kim. Sau khi lăn kim khoảng 3-5 ngày, da thường sẽ bong ra một lớp mỏng. Việc này giúp cho da sáng lên. Tuy nhiên, cũng làm cho hàng rào bảo vệ của da bị mất. Nếu như giai đoạn này da không được chống nắng thì nguy cơ rất dễ bị tăng sắc tố sau lăn kim.

Ngoài ra, trong quá trình lăn, chúng ta nên sử dụng thêm một số sản phẩm để dự phòng tăng sắc tố. Điều quan trọng nữa là việc chống nắng là bắt buộc sau lăn kim. Việc chống nắng sẽ được thực hiện khi bề mặt da hết đỏ, đặc biệt là giai đoạn da bong vảy cần phải chống nắng tuyệt đối.